Những mẫu điện thoại iPhone luôn thu hút được nhiều người dùng yêu thích nhờ thiết kế kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ, độ bền cao. Tuy nhiên, mức giá bán khá cao cũng khiến không ít người dùng e ngại. Khi đó, giải pháp lý tưởng được nhiều người lựa chọn chính là chọn mua iPhone cũ. Trước khi quyết định, bạn đừng nên bỏ qua hướng dẫn kiểm tra iPhone cũ hữu ích sau nhé!
Contents
- 1 Có nên mua iPhone cũ?
- 2 Mua iPhone cũ cần kiểm tra những gì?
- 3 Cách kiểm tra khi mua iPhone cũ
- 3.1 1. Kiểm tra ngoại hình (mặt trước, mặt sau, khung viền)
- 3.2 2. Kiểm tra độ phản hồi của nút HOME, nút âm lượng
- 3.3 3. Kiểm tra khay sim để biết màn hình iPhone đã bị thay hay chưa
- 3.4 4. Kiểm tra vùng cảm ứng màn hình
- 3.5 5. Kiểm tra mã sản phẩm, kiểm tra iPhone cũ có phải là chính hãng không
- 3.6 6. Kiểm tra máy có bị khóa iCloud không?
- 3.7 7. Kiểm tra cảm biến, kết nối, loa thoại, camera, phụ kiện đi kèm
- 3.8 8. Kiểm tra thời lượng pin
- 3.9 Bài viết liên quan
Có nên mua iPhone cũ?
Những chiếc iPhone cũ hoặc đã qua sử dụng, tùy thuộc vào tình trạng thiết bị, sẽ có những tên gọi khác nhau như: iPhone like new iPhone 99%, iPhone 96%… Những sản phẩm này thường nhận được nhiều sự quan tầm nhờ ngoại hình gần như mới và mức giá lại mềm hơn sản phẩm nguyên seal khá nhiều. Những chiếc iPhone cũ được các cửa hàng phân phối là hàng xách tay từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… về nước.
Tuy nhiên, nhiều người dùng có thể nhầm lẫn giữa các phiên bản iPhone quốc tế và iPhone lock. Thực chất đây là 2 dòng sản phẩm khác nhau. iPhone bản quốc tế sẽ không cần sử dụng SIM ghép còn máy iPhone Lock thì cần dùng SIM ghép. Do vậy giá bán iPhone bản Quốc tế thường cao hơn. Nhìn chung tùy thuộc nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phiên bản. Nhưng tổng thể dù mua iPhone cũ loại nào thì bạn cũng cần lường trước những rủi ro về chất lượng, nguồn gốc cũng như xuất xứ.
Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, thì người mua nên chú ý những cách kiểm tra iPhone cũ chi tiết và có độ chính xác cao sẽ được chia sẻ ngay dưới đây.
>> XEM THÊM:
- Phân biệt iPhone Lock và Quốc tế, nên mua iPhone Lock hay Quốc tế?
- Hướng dẫn nhanh các cách kiểm tra iPhone chính hãng đơn giản
Mua iPhone cũ cần kiểm tra những gì?
Khi chọn mua các sản phẩm iPhone cũ, bên cạnh việc kiểm tra hình thức bên ngoài, người dùng cần lưu ý cách kiểm tra iPhone cũ chính hãng, xem có phải hàng rõ nguồn gốc, xuất xứ hay không, tránh mua phải hàng ăn cắp.
Để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ iPhone, bạn lần lượt tiến hành cách bước sau:
Cách thực hiện: Mở mục Cài đặt > Cài đặt chung > Giới thiệu > Tìm đến mục mã số IMEI >> sao chép mã số và kiểm tra trên trang web CTIA Stolen Phone Checker và xác nhận mã captcha “Tôi không phải người máy” (I’m not a robot) rồi chọn nhấn Gửi (Submit).
Kết quả: Nếu kết quả bạn nhận về có màu xanh lá cây, nghĩa là iPhone bạn định mua không phải sản phẩm bị mất cắp. Ngược lại, nếu kết quả là màu đỏ thì có nghĩa chiếc iPhone này đã bị báo mất cắp.
Cách kiểm tra khi mua iPhone cũ
Để kiểm tra iPhone khi mua cũ, tránh rủi do thì hãy tham khảo ngay những mẹo kiểm kiểm tra iPhone khi mua cũ dưới đây.
1. Kiểm tra ngoại hình (mặt trước, mặt sau, khung viền)
Một trong các bước kiểm tra khi mua iPhone cũ đầu tiên trước khi quyết định lựa chọn chính là kiểm tra ngoại hình mát. Với những sản phẩm đã qua sử dụng thì khó tránh khỏi những vết xước nhẹ hoặc hơi bụi ở chi tiết loa hay jack cắm, nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, người dùng cần đặc biệt lưu ý kiểm tra các chi tiết ốc còn nguyên hay không, hay đã bị tháo ra lắp lại để thay bỏ rồi. Bạn cũng nên kiểm tra phần đường viền màn hình xem có dấu hiệu bị tháo ra hay không.
2. Kiểm tra độ phản hồi của nút HOME, nút âm lượng
Các phím cứng trên iPhone như phím Home, nút điều chỉnh âm lượng thường được sử dụng khá thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng máy. Do vậy, người dùng cần kiểm tra kỹ lưỡng cách chi tiết phím vật lý này để đảm bảo phím bấm không bị đơ, khó ấn, lệch phím hay độ nhạy không cao.
3. Kiểm tra khay sim để biết màn hình iPhone đã bị thay hay chưa
Việc kiểm tra chi tiết khe sim sẽ giúp nhận biết màn hình iPhone đã bị thay thế hay chưa. Bạn chỉ cần tháo khay sim trên máy rồi nhìn vào khe sim, đồng thời bật sáng màn hình để kiểm tra, Với sản phẩm chuẩn thì khi bật sáng màn hình, khe sim sẽ không bị hở sáng và ngược lại.
4. Kiểm tra vùng cảm ứng màn hình
Cách kiểm tra tính năng cảm ứng màn hình iPhone rất đơn giản bằng việc nhấn chọn một biểu tượng ứng dụng bất kỳ trên iPhone rồi giữ kéo nó di chuyển khắp màn hình.
Nếu trong quá trình kiểm tra, có bất kỳ điểm nào trên màn hình cảm ứng bị lỗi dùng biểu tượng lại thì rất có thể màn hình thiết bị đó đã bị lỗi cảm ứng.
5. Kiểm tra mã sản phẩm, kiểm tra iPhone cũ có phải là chính hãng không
Để dễ dàng nhận biết và kiểm tra iPhone cũ có phải hàng chính hãng hay không chính là kiểm tra mã số IMEI. người dùng nhập cú pháp *#06# để nhận thông báo mã số IMEI của iPhone. Khi có được mã số này rồi, bạn tiến hành so sánh xem có trùng khớp với dãy số IMEI trên khay sim, trong phần giới thiệu máy và vỏ hộp iPhone (nếu có) hay không nhé.
6. Kiểm tra máy có bị khóa iCloud không?
Với những người mua và bán iPhone cũ thì lỗi dính iCloud là “cơn ác mộng”. Nếu những chiếc iPhone cũ định mua là hàng đánh cắp hoặc vì lý do nào đó mà người dùng chưa thoát iCloud sẽ gặp lỗi này.
Do vậy trong cách kiểm tra iPhone cũ, bạn nên yêu cầu người bán hoặc tự mình restore hoặc reset all settings máy để kiểm tra xem máy có bị iCloud ẩn không. Nếu mua phải iPhone bị dính iCloud thì khi khởi động lại sẽ yêu cầu đăng nhập tài khoản iCloud, người bán không cung cấp được mã này thì bạn hãy ngừng giao dịch.
7. Kiểm tra cảm biến, kết nối, loa thoại, camera, phụ kiện đi kèm
Để kiểm tra các tính năng loa và cảm biến trên iPhone, người dùng có thể thực hiện 1 cuộc điện thoại trên máy và kiểm tra âm thanh cũng như cảm biến ánh sáng, chuyển động có hoạt động bình thường không nhé.
8. Kiểm tra thời lượng pin
Người dùng có thể kiểm tra thời lượng và mức độ chai pin trên iPhone cũ bằng cách dùng thử trong một khoảng thời gian nhất định để xem tốc độ tụt pin có nhanh không và máy có bị nóng nhanh hơn mức bình thường không. Bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng pin chi tiết trong phần cài đặt của máy.
Hy vọng với những hướng dẫn thủ thuật kiểm tra iPhone cũ hữu ích trên đây sẽ phần nào giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc nhận biết cũng như chọn mua được sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng, chất lượng và giá thành kinh tế nhất.