Công nghệ bảo mật Face ID được trang bị cho nhúng thiết bị của Apple kể từ phiên bản iPhone X trở đi, nhằm thay thế cho tính năng bảo mật vân tay Touch ID. Vậy chi tiết công nghệ Face ID là gì? Cơ chế hoạt động của Face ID ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin về Face ID trong bài viết này nhé.
Mục Lục Bài Viết
Face ID là gì?
Giống như tính năng bảo mật vân tay hay mống mắt, công nghệ Face ID cho phép người dùng sử dụng các đặc điểm sinh trắc học để bảo mật thiết bị công nghệ. Theo đó, thiết bị được tích hợp Face ID sẽ nhận dạng gương mặt và tái tạo theo hình khối 3D để tạo mật khẩu bảo mật với độ chính xác cao.
Điện thoại iPhone được tích hợp Face ID sở hữu hàng loạt các cảm biến tạo mặt trước để có thể quét và tái tạo hình ảnh gương mặt theo hình khối 3D, rồi ghi lại chính xác đặc điểm gương mặt. Sau đó hình ảnh được mã hóa và lưu trữ trên máy. Người dùng sau đó chỉ cần nhìn vào màn hình thiết bị để tính năng FaceID sẽ tự động nhận diện gương mặt và mở khóa thiết bị ngay lập tức.
Công nghệ bảo mật Face ID sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:
- Độ chính xác cao: Tính năng nhận diện gương mặt Face ID được trang bị cho các thiết bị từ iPhone X trở đi với độ chính xác cao. Tỷ lệ sai sót chỉ 1/1.000.000 so với tính năng bảo mật bằng vân tay, chỉ đạt độ chính xác 1/50.000 bởi khuôn mặt của mỗi người là duy nhất, thậm chí với cả sinh đôi.
- Bảo mật an toàn cao: FaceID được nghiên cứu và phát triển nhằm thay thế tính năng Touch ID với độ an toàn cao hơn. Dạng nhận diện hình khối 3D trên Face ID rất khó để qua mặt. Những dữ liệu nhận dạng gương mặt sẽ lưu trữ ngay trên thiết bị, không thông qua máy chủ nên tính bảo mật được đảm bảo rất cao.
- Nhanh chóng và hiệu quả: Bên cạnh việc đảm bảo khả năng nhận diện gương mặt chính xác, tốc độ nhận diện của Face ID được đánh giá cao và vô cùng thông minh. Apple đã sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo AI trên Face ID cho phép người dùng chỉ cần nhìn vào màn hình để nhận diện.
Tính năng này cũng liên tục học hỏi và ghi nhận những sự thay đổi trên khuôn mặt người dùng theo thời gian, cả lúc người dùng trang điểm, mang kính hay đội mũ. Người dùng cũng không bắt buộc phải đặt mắt vào đúng vị trí như trên tính năng bảo mật bằng mống mặt, bạn chỉ cần nhìn vào màn hình để thiết bị có thể quét và nhận diện Face ID.
- Điều kiện sử dụng linh hoạt: Khi so sánh với tính năng bảo mật mống mắt có thể gặp một số hạn chế trong điều kiện ánh sáng phức tạp hoặc quá sáng, người dùng mang kính dâm… dẫn đến nhận định sai thì tính năng Face ID có thể khắc phục được hạn chế này.
Face ID có trên iPhone nào?
Tính năng bảo mật Face ID được Apple trang bị cho những thiết bị công nghệ thông minh được cung cấp bởi hãng. Sự ra đời của Face ID đã thay thế cho công nghệ cảm biến vân tay Touch ID trên các sản phẩm cao cấp của Apple. Các thiết bị kể từ iPhone X trở đi đã được Apple trang bị tính năng Face ID.
Cách hoạt động của Face ID trên iPhone
Cơ chế hoạt động của Face ID dựa trên hệ thống cảm được đặt dày trên phần viền đen của màn hình thiết bị, hay còn được biết đến với tên gọi là TrueDepth Camera System. Cách thức hoạt động của hệ thống cảm biến này như sau:
Bước 1: Flood illuminator phát ra một chùm sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được giúp chiếu sáng gương mặt người dùng dù trong điều kiện trời sáng hay bóng tối.
Bước 2: Sau đó tính năng cảm biến hồng ngoại (Infrared camera) sẽ tiến hành chụp lại khuôn mặt người dùng bằng tia hồng ngoại.
Bước 3: Dot projector tiếp tục chiếu ra khoảng 30.000 chấm hồng ngoại trên khuôn mặt và Infrared camera tiếp tục ghi lại các chấm hồng ngoại này.
Bước 4: Hình ảnh được camera ghi lại tại Bước 2 và 3 sẽ gửi tới chip xử lý của thiết bị và các thuật toán sẽ tiến hành dựng lại mô hình 3D gương mặt và so sánh với mô hình gốc đã được lưu trữ khi thiết lập khóa bảo mật Face ID.
Bước 5: Sau khi so sánh 2 kết quả trùng khớp, thiết bị sẽ được mở khóa và bạn có thể sử dụng bình thường.
Bạn nghĩ sao về những thông tin giải đáp thắc mắc về Face ID là gì trên đây? Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người để cùng biết nhé!