Bạn đang tìm hiểu về hệ thống CRM? Và không biết chức năng của CRM có gì mà lại mang lại hiệu quả đến vậy? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết ngay nhé!
Contents
- 1 Chức năng của CRM có gì đặc biệt?
- 1.1 1. Chức năng quản lý liên hệ
- 1.2 2. Quản lý dịch vụ khách hàng
- 1.3 3. Dự báo bán hàng (doanh thu, doanh số)
- 1.4 4. Tăng tương tác giữa các nhân viên, bộ phận
- 1.5 5. Chức năng gửi và báo cáo Email
- 1.6 6. Chức năng chia sẻ tư liệu, thông tin
- 1.7 7. Chức năng phân tích dữ liệu dựa trên báo cáo
- 1.8 Bài viết liên quan
Chức năng của CRM có gì đặc biệt?
Với mỗi phần mềm CRM sẽ có chức năng riêng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp. Song một phần mềm CRM cần thiết phải sở hữu các chức năng chính dưới đây.
1. Chức năng quản lý liên hệ
Mọi thông tin liên quan đến khách hàng đều được cập nhật và tập trung vào hệ thống. Đây là chức năng chính quan trọng nhất mà một phần mềm CRM cần có. Người sử dụng, quản lý dễ dàng upload dữ liệu từ Excel, phân loại theo độ tuổi, giới tính, vùng miền… Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin khách hàng. Đặc biệt với việc ghi lại tất cả thông tin như trên, hệ thống CRM dễ dàng theo dõi hoạt động và mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có thể theo dõi lại lịch sử chuyển đổi từ khi còn là khách hàng quan tâm -> khách hàng tiềm năng -> khách có giá trị chuyển đổi.
2. Quản lý dịch vụ khách hàng
Sử dụng chức năng của CRM này các doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin liên quan đến lịch sử mua hàng, thông tin yêu cầu bảo hành, hỗ trợ hay khiếu nại của khách hàng. Từ đó nhân viên có thể thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ chăm sóc hỗ trợ khách hàng như: gọi điện, gửi mail, gửi SMS, nhận phản hồi, khiếu nại, thực hiện chương trình ưu đãi, tri ân,…
3. Dự báo bán hàng (doanh thu, doanh số)
Thông qua tệp dữ liệu đồng nhất các báo cáo doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi cho phép nhân viên kinh doanh theo dõi dễ dàng hiệu quả bán hàng của mình. Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện mục tiêu trong tháng hay hiệu quả qua từng bước trong quy trình bán hàng mà hệ thống có thể đưa ra dự báo bán hàng giúp xác định khách hàng tiềm năng và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
4. Tăng tương tác giữa các nhân viên, bộ phận
Không cần thông qua bất cứ kênh liên lạc nào khác, các nhân viên sử dụng hệ thống CRM có thể tương tác với nhau bằng cách nhắn tin và bình luận ngay trên hệ thống CRM. Việc này giúp các bộ phận dễ dàng nắm bắt thông tin và cập nhật công việc nhanh chóng. Từ đây, nhà quản lý cũng có thể theo dõi sát sao công việc và có hỗ trợ nhân viên khi cần thiết.
5. Chức năng gửi và báo cáo Email
Hầu hết các hệ thống CRM đều cho phép người dùng thực hiện gửi email đến khách hàng theo kịch bản. Và nhận về thống kê báo cáo đầy đủ tỉ lệ, mở, click của người nhận. Thông qua đó doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ quan tâm cũng như hiệu quả thông qua chiến dịch email đó.
Từ đây, doanh nghiệp có thêm căn cứ điều chỉnh nội dung hoặc phương pháp tiếp cận tốt hơn đối với khách hàng.
6. Chức năng chia sẻ tư liệu, thông tin
Việc phân quyền, giới hạn quyền truy cập người dùng của phần mềm CRM cho phép kiểm soát chặt chẽ thông tin cho từng đối tượng và nhóm công việc khác nhau. Đồng thời giúp nhân viên dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin giao dịch, chứng từ mua bán hay các thông tin tương tác với khách hàng khác.
7. Chức năng phân tích dữ liệu dựa trên báo cáo
Ngay trên bảng điều khiển, báo cáo chi tiết được hiển thị thông qua biểu đồ trực quan giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận thông tin. Đồng thời có phân tích và định hướng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch làm việc hiệu quả.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi trong quản lý và kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp, các hệ thống CRM không ngừng thay đổi và nâng cấp, cải tiến chức năng và công nghệ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là triển khai CRM thế nào?